48 nội quy an toàn trong nhà xưởng cơ khí công nhân cần nắm rõ

Với phương tâm an toàn là trên hết. Chúng tôi xin liệt kê 48 nội quy an toàn trong nhà xưởng cơ khí. Nếu bạn là thợ trong nhà máy hay xưởng cơ khí thì cần phải nắm rõ như lòng bàn tay. Việc nắm rõ các nội quy an toàn trong nhà xưởng sẽ làm giảm đáng kể các tai nạn sảy ra đối với công nhân vận hành.

an-toan-trong-nha-xuong-co-khi

Hàng năm vẫn sảy ra rất nhiều các vụ việc thương tâm liên quan tới tai nạn lao động, làm tổn thất khong chỉ về con người mà còn về vật chất tài sản dù cho các thiết bị máy móc cơ khí được trang bị khá hiện đại. Nhưng vấn đề ở đây chính là người vận hành nó như thế nào. Vậy nên việc nắm rõ các nội quy an toàn sát với xưởng cơ khí sẽ giúp húng ta làm giảm đáng kể các tai nạn lao động sảy ra.

48 nội quy an toàn trong nhà xưởng

1. Ăn mặc quần áo và trang thiết bị an toàn một cách gọn gàng và đầy đủ phù hợp với công việc được giao. Thường thì các nhà xưởng, công nhân thường được cung cấp thêm găng tay chống nắng Hàn Quốc để giảm độ nóng.

2. Có tinh thần trách nhiệm về an toàn bản thân và an toàn cho các đồng nghiệp.

3. Suy nghĩ cẩn thận và làm việc an toàn mọi lúc mọi nơi.

4. Luôn luôn mang kính an toàn trong phân xưởng. Một số công ty, xí nghiệp, hiện nay yêu cầu mọi nhân viên và khách phải đeo kính an toàn hoặc thiết bị bảo vệ mắt khi vào phân xưởng. Một số loại thiết bị bảo vệ mắt thông dụng trong xưởng bao gồm:

– Kính trắng không số, có các tấm che an toàn ở hai bên. Các kính này nói chung đủ bảo vệ mắt khi công nhân vận hành máy công cụ hoặc thực hiện các công việc về nguội sửa chữa và lắp ráp. Mắt kính được làm bằng thủy tinh không bị vỡ và các tấm che an toàn ở hai bên thái dương (màng tang) bảo vệ mắt để tránh các hạt nhỏ bay ngang.

– Kính an toàn bằng nhựa, có loại mắt kính mềm dẻo bảo vệ mắt và phần trên mũi, nhưng loại mắt kính này dễ bị mờ dần ở nhiệt độ đủ cao (trên 30°C).

– Tấm che mặt thường được làm bằng chất dẻo, bảo vệ mắt và cả khuôn mặt, cho phép không khí lưu thông để tránh các giọt hơi nước nhỏ tụ lại trên tấm đó. Các tấm che mặt, cùng với găng tay và quần áo bảo hộ thích hợp phải được sử dụng khi công nhân thực hiện nung nóng và làm nguội thép trong quá trình nhiệt luyện hoặc khi có nguy hiểm do các hạt nóng văng trong không khí (than, phoi mài,. . .)

– Bạn không nên nghĩ rằng đôi mắt của bạn sẽ an toàn khi bạn có đeo kính. Nếu mắt kính không phải là loại thủy tinh không bị vỡ, các chấn thương mắt vẫn có thể xảy ra.

5. Không được mặc quần áo rộng khi vận hành máy.

6. Tay áo phải được gài nút gọn gàng. Hoặc có thể sử dụng găng tay chống nắng sẽ bảo vệ tay cũng như bó sát tay.

7. Quần áo phải được may từ loại vải thích hợp, khớp với khổ người.

8. Chú ý loại bỏ các sợi chì may bị dư hoặc bị hòng.

9. Khi mang tạp dề (bằng vải, da, hoặc da giả), phải cột chặt ở sau lưng để tránh các dây này vướng vào máy đang hoạt động.

10. Khi làm việc bạn không nên đeo nhẫn, dây chuyền, bông tai, vòng tay, đồng hồ,. . .

11. Không mang găng tay khi vận hành máy.

12. Tóc dài phải bảo vệ bằng lưới bọc tóc hoặc nón bảo hộ thích hợp. Một trong các tai nạn thường xảy ra là tóc dài bị quấn vào các bộ phận quay của máy khoan, máy tiện,. . .

13. Không sử dụng giày vải, dép, guốc trong xưởng máy, do chúng không bảo vệ được chân đối với các phoi hoặc các mảnh sắc nhọn hoặc các đồ vật rơi từ trên xuống. Trong công nghiệp, hầu hết các công ty đều yêu cầu công nhân mang giày an toàn.

14. Luôn luôn dừng máy trước khi làm vệ sinh, tra dầu mỡ cho máy.

15. Luôn luôn giữ sạch máy và dụng cụ cầm tay. Các bề mặt dính dầu mỡ có thể gây nguy hiểm. Các phoi kim loại dinh trên bề mặt bàn máy có thể gây nguy hiểm cho bạn.

15. Luôn luôn sử dụng bàn chải, không dùng vải để loại bỏ các phoi vụn. Các phoi này có thể dính vào vải (giẻ lau) và gây đứt tay khi bạn sử dụng lại để lau chùi máy.

16. Các bề mặt dính dầu mỡ phải được lau sạch bằng vải (giẻ lau).

17. Không nên đặt các dụng cụ và vật liệu trên bàn máy, nên đặt trên bàn kê gần máy.

18. Giữ sàn xưởng sạch, không dính nước, dầu mỡ.

19. Thường xuyên quét sạch sàn xưởng. Các phoi vụn trên sàn có thể dính vào đế giày và gây trơn trượt khi bạn đi trên sàn lát đá hoặc bê tông. Sử dụng thảm chùi chân ở gần cửa ra vào, để loại bỏ các phoi này trước khi rời khỏi xưởng.

20. Không để các dụng cụ hoặc vật liệu trên sàn xưởng gần nơi để máy, do các dụng cụ đó có thể cản trở công nhân vận hành máy.

21. Trả vật liệu dư trở lại kho sau khi cắt đúng kích thước để gia công.

22. Không dùng khí nén để thổi các phôi vụn khỏi máy, điều này không chỉ gây nguy hiểm do các phoi vụn bay lung tung, các phoi vụn và bụi có thể bám vào các bộ phận máy và có thể làm cho các bộ phận đó mau bị mòn.

23. Không được vận hành máy khi chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy và chưa biết cách dừng máy nhanh chóng. Biết cách dừng máy một cách nhanh chóng có thể tránh được các tai nạn nguy hiểm.

24. Trước khi vận hành máy phải dược trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ và các thiết bị an toàn. Bạn cần’ nhớ, các thiết bị an toàn là để bảo vệ người vận hành máy do đó không được loại bỏ chúng.

25. Luôn luôn tắt máy và cắt nguồn điện vào máy ở tủ điện khi thực hiện sửa chữa máy. Đặt dấu hiệu cho biết máy ngừng hoạt động và đang được sửa chữa.

26. Bảo đảm lắp chuẩn xác dụng cụ cắt và chi tiết gia công trước khi khởi động máy.

27. Để tay cách xa các bộ phận chuyển động. Sẽ rất nguy hiểm khi bạn kiểm tra bể mặt chi tiết đang quay bằng tay.

28. Luôn luôn dừng máy trước khi đo, làm vệ sinh hoặc thực hiện các điểu chỉnh. Sẽ rất nguy hiểm khi thực hiện những việc đó đối với máy đang hoạt động.

29. Không để giẻ hoặc vải vụn ở gần các bộ phận máy chuyển động. Giẻ có thể bị quấn vào máy và gây ra tai nạn.

30. Khi vận hành máy không nên có hơn một ngưòi ở bên máy. Sự không biết có người khác bên cạnh có thể gây ra tai nạn.

31. Sơ cứu ngay sau khi bị chấn thương dù chỉ là vết thương nhỏ. Báo cáo ngay về chấn thương, vết đứt tay nhỏ cũng phải được xử lý để tránh bị nhiễm trùng.

32. Trước khi gia công chi tiết, cần loại bỏ các ba vía và các mép sắc bằng giũa nhẹ.

33. Không nên gắng sức một mình nâng các vật nặng hoặc các vật cồng kềnh.

34. Đối với các vật nặng, bạn cần phải nâng chúng một cách an toàn.

35. Chọn vị trí ngồi xổm (không được cúi xuống) đầu gối hơi cong và giữ thẳng lưng.

36. Ràng buộc vật nặng một cách chắc chắn.

37. Nâng vật nặng bằng cách đứng dần lên nhưng vẫn giữ lưng thẳng, chỉ sử dụng các cơ chân, tránh tổn thương cột sống.

38. Bảo đảm chi tiết gia công được định vị chắc chắn trên bàn máy.

39. Khi định vị chi tiết gia công, các bu lông siết phải ở gần chi tiết hơn là khối định vị.

40. Không được khởi động máy khi chưa bảo đảm dụng cụ cắt ở đúng vị trí.

41. Sử dụng các dụng cụ thích hợp cho công việc, thay các đai ốc bị mòn.

42. Luôn luôn bỏ các giẻ lau có dính dấu mỡ vào hộp kim loại thích hợp.

43. Bảo đảm chắc chẳn đúng quy trình trước khi bật lửa cho lò ga

44. Biết rõ vị trí và cách sử dụng các bình chữa cháy, các trang thiết bị chữa cháy trong phân xưởng.

45. Biết cửa thoát hiểm gẩn nhất khi hỏa hoạn.

46. Biết vị trí bộ phận báo cháy gần nhất, biết cách sử dụng bộ phận đó một cách thành thạo.

47. Khi sử dụng mỏ hàn hoặc cắt kim loại, phải bảo đảm hướng ngọn lửa ra xa nơi có vật liệu dễ cháy.

48. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy và chữa cháy (báo cháy, cắt cầu dao điện, gọi điện thoại cho cơ quan cứu hỏa, sử dụng các phương tiện cứu hỏa sẵn có,. . .)

Chia sẻ:
Bài viết liên quan